Góp phần tạo nên hình ảnh chuyên nghiệp và trải nghiệm thoải mái cho khán giả. Ghế sân vận động nếu không được vệ sinh đúng cách rất dễ xuống cấp, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, an toàn và tuổi thọ sử dụng.
Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những cách bảo trì để giữ cho hệ thống ghế khán đài, ghế ngồi sân vận động luôn bền đẹp như mới.
Tại sao cần bảo trì và vệ sinh ghế sân vận động định kỳ?
- Đảm bảo tính thẩm mỹ: Ghế sạch sẽ, không bám bụi hay ố vàng góp phần tạo nên hình ảnh đẹp cho không gian nhà thi đấu, nhà đa năng, sân vận động, trung tâm thể thao, sân pickelball,… Đây là yếu tố giúp nâng cao trải nghiệm của khán giả và giữ chân người xem quay lại.
- Kéo dài tuổi thọ, giảm chi phí thay mới: Thường xuyên bảo trì giúp phát hiện sớm các hỏng hóc, ngăn chặn tình trạng rạn nứt, bong tróc, hay gãy khớp. Nhờ vậy, ghế bền hơn, ít phải thay thế, tiết kiệm chi phí dài hạn cho ban quản lý.
- Đáp ứng tiêu chuẩn an toàn & phòng cháy chữa cháy: Việc làm sạch rác, bụi, và kiểm tra định kỳ các điểm cố định giúp giảm thiểu rủi ro mất an toàn, đặc biệt trong các sự kiện đông người. Đồng thời, giúp tuân thủ các quy định PCCC hiện hành.
Lịch bảo trì định kỳ cho ghế khán đài
- Bảo trì hàng tuần – Vệ sinh bề mặt, kiểm tra vít: Thực hiện lau bụi, dọn sạch rác vương trên ghế, đồng thời kiểm tra và siết lại các con vít tại các ghế bị lỏng sau sự kiện.
- Bảo trì hàng tháng – Kiểm tra khung chân, lớp sơn: Đánh giá tình trạng khung ghế, xem có dấu hiệu rỉ sét, bong sơn hay gãy mối hàn không. Với các ghế gập, cần kiểm tra độ trơn tru khi vận hành.
- Bảo trì hàng quý – Tổng vệ sinh, tra dầu mỡ, siết lại các khớp nối: Thực hiện vệ sinh toàn bộ bằng dung dịch chuyên dụng, tra dầu vào các khớp chuyển động, khung chân để đảm bảo vận hành trơn tru và ổn định.
Các dung dịch an toàn nên sử dụng
- Với ghế nhựa: Dung dịch xà phòng trung tính
Sử dụng nước ấm pha loãng với xà phòng nhẹ giúp làm sạch bụi bẩn mà không làm hỏng bề mặt nhựa hay gây bạc màu. - Với ghế kim loại: Nước lau kính, dung dịch vệ sinh inox chuyên dụng
Nên dùng dung dịch không chứa axit mạnh hoặc chất mài mòn để bảo vệ lớp sơn tĩnh điện và ngăn ngừa rỉ sét.
Mẹo xử lý vết bẩn “cứng đầu” hiệu quả
- Vết bút mực, vết sơn: Dùng cồn y tế hoặc dung dịch chuyên dụng Thấm nhẹ cồn lên khăn mềm rồi lau đều, tránh đổ trực tiếp để không gây loang màu hoặc mòn chất liệu.
- Vết rỉ sét trên chân ghế kim loại: Dùng baking soda, giấm trắng
Tạo hỗn hợp tẩy rửa từ baking soda và giấm, chà lên khu vực bị oxy hóa rồi lau khô lại giúp khôi phục bề mặt kim loại. - Vết bẩn lâu ngày: Ngâm nước ấm, chà bằng bàn chải mềm
Ngâm khu vực bị bẩn trong vài phút để làm mềm vết bẩn, sau đó dùng bàn chải mềm chà nhẹ là phương pháp an toàn và hiệu quả.
Lưu ý khi bảo trì và vệ sinh ghế sân vận động
- Tránh ánh nắng trực tiếp khi chưa khô hoàn toàn
Phơi dưới nắng khi bề mặt ghế còn ướt có thể khiến nhựa giòn, phai màu hoặc cong vênh do nhiệt độ cao. - Không dùng chất tẩy mạnh làm bạc màu, hư hại nhựa
Tránh dùng thuốc tẩy clo, amoniac hoặc axit mạnh vì chúng sẽ phá hủy kết cấu và làm mất độ bóng của bề mặt. - Kiểm tra định kỳ độ chắc chắn của vít, mối nối, chân đế
Phát hiện kịp thời các chi tiết lỏng lẻo để tránh tai nạn, nhất là trong những sự kiện tập trung đông người.
Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn thực hiện công tác kiểm tra và vệ sinh ghế nhựa khán đài, ghế sân vận động hiệu quả, đảm bảo chất lượng và độ bền cho công trình của mình